Dưới đây là một số kích thước cửa nhà vệ sinh thường được sử dụng và một số kích thước lỗ ban theo tiêu chuẩn để bạn tham khảo.
- Kích thước chiều cao cửa nhà vệ sinh: Chiều cao cửa nhà vệ sinh thường được làm cao bằng cửa phòng ngủ, kích thước cửa thường được sử dụng là 1,9m - 2,1m - 2,3m còn lọt lòng lỗ ban phong thủy là 2,15m - 2,35m. Có một số trường hợp cửa nhà vệ sinh được thiết kế cao lên để làm bông gió bên trên cửa, từ đó chiều cao cửa được cộng thêm từ 0,3m - 0,45m.
- Kích thước chiều ngang cửa nhà vệ sinh: Kích thước chiều ngang của cửa thường nằm trong khoảng 0,68m - 0,82m - 1,02m tùy theo diện tích của phòng vệ sinh. Kích thước lọt lòng lỗ ban theo chiều ngang thường là 0,69m - 0,81m.
II. Những lưu ý về cửa nhà vệ sinh
1. Chọn kích thước cửa nhà vệ sinh theo loại vật liệu
Tùy theo mỗi loại vật liệu làm cửa mà kích thước khung bao cửa sẽ khác nhau. Thông thường, những cửa nhà vệ sinh bằng gỗ hay giả gỗ có khung bao gần bằng nhau và chênh lệch rất ít nên sẽ không quan trọng.
Trái lại, một số loại vật liệu như nhôm hay cửa nhựa lõi thép có khung bao khác hoàn toàn, vì vậy nếu thay đổi loại khung bao thì kích thước cửa nhà vệ sinh hay kích thước lọt lòng theo lỗ ban cũng thay đổi theo.
Do đó, khi bạn đã chọn được số đo lọt lòng theo lỗ ban cho cửa nhà vệ sinh đẹp rồi thì lúc bắt tay vào lắp đặt cửa cần quan tâm đến loại vật liệu làm cửa để tính được chính xác số đo ô tường chờ.
Các loại vật liệu làm cửa nhà vệ sinh có thể kể đến đó là gỗ, cửa nhôm, UPVC… Tuy nhiên, mỗi một chất liệu lại đem đến những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy vào nhu cầu, chi phí và thiết kế phòng vệ sinh mà bạn hãy lựa chọn cho mình một chất liệu phù hợp nhé. Báo giá cửa nhôm kính nhà vệ sinh tại đây
|
Cửa nhà vệ sinh bằng gỗ
|
Cửa nhà vệ sinh bằng nhôm kính
|
Cửa nhà vệ sinh bằng nhựa
|
Ưu điểm
|
- Phong cách hiện đại, vân gỗ bền, độ bền, khả năng chịu nhiệt tốt.
|
- Giá thành rẻ hơn gỗ, cửa nhôm kính không lo bị ẩm mốc, ngấm nước.
- Dễ lau chùi
|
- Tính chống nước vượt trội, trọng lượng nhẹ, dễ dàng lắp đặt và dùng được lâu dài.
- Thiết kế đa dạng, đặc biệt phù hợp với phòng vệ sinh.
- Cửa nhựa lõi thép cũng là một sản phẩm được sử dụng làm cửa phòng vệ sinh.
- Giá thành rẻ.
|
Nhược điểm
|
- Giá thành gỗ tự nhiên đắt
- Nếu chọn cửa giả gỗ rất nhanh hỏng
- Cửa gỗ thường ngấm nước và rất dễ mốc, dễ ảnh hưởng bởi nhiệt độ dẫn đến bị co ngót, cửa dễ bị cong vênh
|
- Cửa nhôm thường mỏng, yếu, không thích hợp cho môi trường WC, sơn tĩnh điện có khả năng bị han rỉ, rất mất thẩm mỹ.
- Cửa nhôm kính có trọng lượng khá nặng, gặp khó khăn khi vận chuyển.
- Phần nhôm có thể bị biến dạng khi va đập mạnh. Khi dùng cửa thường gây tiếng động, tiếng ồn.
|
- Cửa nhựa không bền, tuổi thọ thấp và dễ bị tác động mạnh làm cong vênh.
|
2. Lưu ý khi chọn kích thước cửa nhà vệ sinh
Việc chọn kích thước cửa nhà vệ sinh cũng không quá khó, tuy nhiên để cân đối, phù hợp và đẹp với thiết kế tổng quan của kiến trúc ngôi nhà thì bạn cần lưu ý:
- Nếu nhà vệ sinh được bố trí gần phòng ngủ thì kích thước chiều cao của cửa phòng vệ sinh và cửa phòng ngủ phải luôn bằng nhau, tránh thiết kế cao thấp gây mất thẩm mỹ và khiến người nhìn cảm thấy lệch lạc.
- Kích thước cửa nhà vệ sinh không nên quá lớn làm tăng chi phí và chiếm nhiều diện tích khi đóng mở. Đồng thời, cũng không nên quá nhỏ so với người sử dụng để tránh trường hợp đi ra đi vào khó khăn hay gây nên sự bất tiện khi đưa, bưng bê các vật dụng.
>> Tìm hiểu về cửa nhôm xingfa hệ 55 cao cấp chính hãng tại đây: http://vietphapgroup.com/tin-viet-phap/cua-nhom-xingfa-he-55-la-gi.html
3. Lưu ý trong bố trí cửa nhà vệ sinh
Bên cạnh việc lựa chọn kích thước cửa nhà vệ sinh chuẩn theo phong thủy, trong quá trình thiết kế cửa, bạn cũng cần lưu ý đến việc bố trí để tránh những ảnh hưởng xấu.
a. Vị trí đặt cửa nhà vệ sinh
- Cần tránh đặt đối diện cửa chính, bởi cửa chính là nơi đón vượng khí, năng lượng cho cả ngôi nhà, nếu cửa chính đối diện thẳng vào khu vệ sinh thì chẳng khác nào đem vượng khí, tài khí vào nơi không may mắn.
- Không nên đối diện cửa bếp vì theo phong thủy căn bếp là nơi nấu nướng nên cần được sạch sẽ, trong khi đó, nhà vệ sinh thường được xem là nơi kém sạch sẽ nhất trong nhà.
- Không được đặt đối diện cửa phòng ngủ vì luồng khí xấu từ nơi kém sạch sẽ như nhà vệ sinh rất dễ tràn vào phòng ngủ, từ đó làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, khiến cho các thành viên trong gia đình dễ mắc bệnh.
b. Giữ cửa nhà vệ sinh luôn sạch sẽ
Không chỉ cửa mà toàn bộ khu vực nhà vệ sinh luôn cần được lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ để mang đến cảm giác thoải mái và không gây phiền muộn cho các thành viên trong gia đình. Từ sự phiền toái về những chất bẩn trong phòng vệ sinh, con người rất dễ dẫn đến cáu bẳn, tâm thế xấu với mọi người.
c. Chọn màu sắc cho cửa nhà vệ sinh
Trong phong thủy, nhà vệ sinh thuộc hành Thủy, bởi vậy gia chủ nên lựa chọn cửa màu trắng là tốt nhất. Hiện nay, có rất nhiều loại cửa như cửa nhôm, cửa gỗ, cửa nhựa ABS,...đem đến sự lựa chọn đa dạng và bảng màu phong phú cho các gia đình.
4. Một số lưu ý ngoài về nhà vệ sinh
a. Thông số kích thước nhà vệ sinh chuẩn
- Cửa nhà vệ sinh: Có kích thước chiều cao trong khoảng 1,9m - 2,1m - 2,3m và chiều rộng tương ứng là 0,68m - 0,82m - 1,02m, vừa đảm bảo yếu tố phong thủy, vừa thuận tiện cho việc đi lại.
- Kích thước gạch lát nền: Gạch lát nền nhà vệ sinh nên sử dụng kích thước 20x20cm vì diện tích mặt sàn nơi đây khá nhỏ, ưu tiên loại gạch có khả năng chống trơn trượt cao và sáng màu cho căn phòng thêm rộng mở.
(tổng hợp)